Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Khoa học - Công nghệ
Camera megapixels: Why more isn't always better (Smartphones Unlocked) (Part 1)
Máy ảnh trên điện thoại thông minh: Vì sao nhiều “chấm” hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn (Phần 1)
It's time to forget megapixels as the measure of smartphone camera performance and pick a new yardstick.
Đã đến lúc quên đi số “chấm” như là thước đo hiệu suất máy ảnh trên điện thoại thông minh và chọn một thước đo mới.
Earlier this week, Samsung announced the Samsung Galaxy S III, the global, quad-core,Android Ice Cream Sandwich successor to its best-selling smartphone ever, the Galaxy S II.
Đầu tuần này, Samsung đã công bố Samsung Galaxy S III,  phiên bản quốc tế, chíp lõi tứ và chạy Android Ice Cream Sandwich kế thừa chiếc điện thoại thông minh bán chạy nhất từ trước đến nay của hãng, Galaxy S II.
CNET readers' reactions were mixed, with several comments that the 8-megapixel camera didn't seem too hot.
Độc giả CNET  đã có những phản ứng khác nhau, có một số bình luận cho rằng máy ảnh 8 “chấm”  có vẻ không quá hấp dẫn.
Rumors of a 12-megapixel camera leading up to the announcement were partly to blame. It's no wonder that some felt that a perfectly good 8-megapixel spec was taking a step back, especially with the 16-megapixel shooter on the HTC Titan II out in the wild, and Nokia's 41-megapixel 808 PureView, a Mobile World Congress stunner.
Những tin đồn về một máy ảnh 12 megapixel trước khí có công bố của Samsung là  một phần nguyên nhân của phản ứng trên. Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi có một số người cảm thấy rằng chi tiết kỹ thuật 8 megapixel hoàn toàn ổn là một bước lùi, nhất là khi so với máy ảnh 16 megapixel của HTC Titan II đã bán ra và 41 megapixel của Nokia 808 PureView, chiếc điện thoại với thiết kế bắt mắt tại triển lãm điện thoại di động Mobile World Congress.
Despite the fact that 8-megapixels is pretty standard for a high-end smartphone camera these days, one CNET reader described the Samsung Galaxy S III's camera as "so last year." At least one high-end phone, like the Samsung Galaxy Nexus, still touts a 5-megapixel camera.
Mặc dù ngày nay 8 megapixel là khá chuẩn đối với máy ảnh trên điện thoại thông minh cao cấp, một độc giả CNET mô tả máy ảnh của Samsung Galaxy S III là "chẳng hơn gì năm ngoái”. Ít nhất thì chiếc điện thoại cao cấp như Galaxy Samsung Nexus vẫn cũng chỉ có máy ảnh 5 megapixel.
It isn't that 5-megapixel cameras can't be good, even better than phones with an 8-megapixel count lens; It's that to many shoppers, 5-megapixels just doesn't sound as good as 8, even if the camera produces terrific, knock-your-socks-off shots. And well, if 8 is good, then 12 is better.
Không phải máy ảnh 5 “chấm” thì không thể chụp đẹp bằng, thậm chí hơn máy ảnh 8 “chấm”. Đối với nhiều người mua điện thoại, 5 “chấm”  nghe có vẻ không tốt bằng 8 “chấm”, dù cho máy ảnh 5 “chấm” có cho ra những bức hình đẹp đến kinh ngạc. Nếu 8 “chấm” đã  tốt, thì  12 “chấm” sẽ lại còn  tốt hơn.
The dirty secret lurking behind today's 8-megapixel yard stick for high-end status (and what any photography nut will tell you) is that the megapixel number alone is a poor way to predict photographic performance.
Bí mật ẩn sau thước đo 8 megapixel thời nay dành cho điện thoại cao cấp (và bất kỳ điều gì mà tín đồ nhiếp ảnh sẽ cho bạn biết) đó là chỉ dựa vào số “chấm” để phỏng đoán hiệu suất máy ảnh thì thật chưa đủ cơ sở.
For instance, the original Samsung Focus took some lovely shots on its 5-megapixel camera, while the Motorola Droid Razr's 8-megapixel lens creates disappointing pictures. And the 5-megapixel camera on Apple's iPhone 4 beat out some 8-megapixel cameras on the market and delivered good low-light results.
Ví dụ, Samsung Focus chụp ảnh đẹp với máy ảnh 5 megapixel, trong khi ống kính 8 megapixel của Motorola Droid Razr lại cho ra những bức ảnh đáng thất vọng. Và máy ảnh 5 megapixel trên iPhone 4 lại “đánh bại” những điện thoại 8 megapixel có trên thị trường và cho ra ảnh đẹp trong điều kiện thiếu sáng.
Of course, that's not to say that bigger can't also be sometimes better. For instance, HTC's One X high-performance 8-megapixel smartphone camera boasts rapid shot-to-shot action, and its Titan II takes 16-megapixel shots of solid quality.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa số “chấm” lớn hơn thì không thể tốt  hơn. Ví dụ, máy ảnh 8 megapixel hiệu suất cao của HTC One X nổi bật với tính năng chụp nhanh liên tục nhiều tấm ảnh, và HTC Titan II chụp được những bức ảnh 16 megapixel chất lượng tốt.
So what's the formula for fantastic photos? It involves an entire camera module that includes not just the siz​e and material of the main camera lens, but also the light sensor behind it, the image processor, and the software that ties it all together.
Vậy công thức chung cho ảnh chụp đẹp là gì? Nó liên quan đến toàn bộ mô-đun máy ảnh, đó không chỉ là  kích thước và chất liệu của ống kính chính, mà còn là cảm biến ánh sáng phía sau ống kính, bộ xử lý hình ảnh, và phần mềm kết hợp tất cả lại với nhau.
Sensor
Most budding and professional photographers will tell you that the most important ingredient in the optical system is the sensor, because that's that's the part that captures the light. The sensor is essentially the "film" material of a digital camera. No light, no photo.

Cảm biến ảnh

Hầu hết các nhiếp ảnh gia với tài năng vừa chớm nở và chuyên nghiệp sẽ cho bạn biết rằng thành phần quan trọng nhất trong hệ thống quang học là cảm biến ảnh, bởi  đó là đó là  phần bắt lấy ánh sáng. Về cơ bản, cảm biến ảnh như một “cuộn film” của máy ảnh kỹ thuật số. Không có ánh sáng thì không có ảnh.
Light enters through the camera lens, then passes to the camera sensor, which receives the information and translates it into an electronic signal. From there, the image processor creates the image and fine-tunes it to correct for a typical set of photographic flaws, like noise.
Ánh sáng đi xuyên qua ống kính, sau đó vào cảm biến ảnh, nơi tiếp nhận  thông tin và chuyển nó thành tín hiệu điện tử. Từ đó, bộ xử lý ảnh sẽ tạo ra ảnh và tinh chỉnh nó để sửa các khiếm khuyết ảnh, chẳng hạn như nhiễu hột.
The siz​e of the image sensor is important, and generally, the larger the sensor, the larger your pixels, and the larger the pixels, the more light you can collect. The more light you can catch, the better the image.
Kích thước của cảm biến ảnh là quan trọng, và thông thường, cảm biến càng lớn, thì điểm ảnh càng lớn, và điểm ảnh càng lớn thì bạn có thể thu được càng nhiều ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều, bức ảnh càng đẹp.
The experts I spoke to for this story had colorful ways of describing the relationship between pixels and sensors, but "buckets of water" or "wells" were a favorite intentionally oversimplified analogy. Imagine you have buckets (pixels) on a blacktop (sensor). You want to collect the most water in those buckets as possible.
Những chuyên gia mà tôi trò chuyện đều có những cách mô tả sinh động về mối quan hệ giữa điểm ảnh và cảm biến, nhưng hình ảnh "xô nước" hoặc "giếng nước" là hình ảnh so sánh cực kỳ đơn giản mà tôi yêu thích. Bạn hãy tưởng tượng bạn có xô nước (điểm ảnh) đặt trên một chiếc bàn (cảm biến ảnh). Bạn muốn lấy càng nhiều nước vào trong xô càng tốt.
To extend the water-and-bucket analogy, the larger the sensor (blacktop) you have, the larger the pixels (buckets) you can put onto it, and the more light (water) you can collect. Larger sensors are the reason that 8 megapixels from a digital SLR camera are better than 10 megapixels from a smartphone camera. You have the same number of pixels, but those pixels on the DSLR can be larger, and therefore let in more light. More light (generally) equals less-noisy images and greater dynamic range.
Mở rộng hình ảnh so sánh” nước” và “xô”, bạn có cảm biến ảnh (mặt bàn) càng lớn, bạn có thể đặt càng nhiều điểm ảnh (xô nước) lên đó, và bạn có thể thu càng nhiều ánh sáng (nước). Cảm biến lớn hơn là lý do mà một máy ảnh DSLR 8 megapixel sẽ chụp đẹp hơn máy ảnh 10 megapixel trên điện thoại thông minh. Bạn có cùng số điểm ảnh, nhưng điểm ảnh trên máy ảnh DSLR có thể lớn hơn, và do đó cho phép nhiều ánh sáng lọt qua hơn. Nhiều ánh sáng hơn (thông thường) sẽ tương đương với ảnh chụp ít nhiễu hơn và dải động lớn hơn.
The fallacy of megapixels

You can start to see that cramming more pixels onto a sensor may not be the best way to increase pixel resolution.

Ngộ nhận về số “chấm”

Bạn có thể nhận thấy rằng việc nhồi nhét thêm điểm ảnh vào cảm biến ảnh có thể không phải là cách tốt nhất để tăng độ phân giải điểm ảnh.
Jon Erensen, a Gartner analyst who has covered camera sensors, remembers when the cell phone industry jumped from 1-megapixel to 2-megapixel sensors.
Ông Jon Erensen, một nhà phân tích đến từ Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, người chuyên đưa tin về cảm biến ảnh, nhớ lại thời điểm mà ngành công nghiệp điện thoại di động đi từ cảm biến ảnh 1 megapixel lên 2 megapixel.
"They would make the pixel siz​es smaller [to fit in more pixels]," Erensen told me over the phone, "But keep the image sensor the same." Erensen similarly used the water analogy, this time swapping "buckets" for "wells."
Ông nói với tôi qua điện thoại: "Người ta sẽ giảm kích thước điểm ảnh [để đủ chỗ cho nhiều điểm ảnh hơn], nhưng lại giữ nguyên bộ cảm biến ảnh”. Erensen cũng sử dụng hình ảnh so sánh trên, nhưng lần này thay "xô nước”  thành "giếng nước”.
What ended up happening is that the light would go into the well and hit the photo-sensitive part of the image sensor capturing the light. So if you make the wells smaller, the light has a harder time getting to the photo-sensitive part of the sensor. In the end, increased resolution wasn't worth very much. Noise increased.
Rốt cuộc thì ánh sáng sẽ đi vào “giếng nước” và gặp phần nhạy sáng của cảm biến ảnh, nơi bắt sáng. Vì vậy, nếu bạn giảm kích thước “giếng nước”, ánh sáng sẽ khó chạm đến  phần nhạy sáng của cảm biến. Cuối cùng, độ phân giải tăng cũng không có giá trị lắm vì độ nhiễu tăng.
The relationship between the number of pixels and the physical siz​e of the sensor is why some 5-megapixel cameras can outperform some 8-megapixel cameras, and why we may not see, or want, a 12-megapixel camera on a smartphone. A slim smartphone limits the sensor siz​e for one, and moving up the megapixel ladder without increasing the sensor siz​e can unnecessarily degrade the photo quality by letting in less light than you could get with slightly fewer megapixels.
Mối quan hệ giữa số lượng điểm ảnh và kích thước vật lý của cảm biến là lý do tại sao một số máy ảnh 5 megapixel có thể chụp đẹp hơn một số máy ảnh 8 megapixel, và cũng là lý do mà chúng ta có thể sẽ không thấy, hoặc muốn, một máy ảnh 12 megapixel trên điện thoại thông minh. Một điện thoại thông minh thanh mảnh sẽ giới hạn kích thước cảm biến, và việc tăng số “chấm” mà không tăng kích thước cảm biến có thể làm giảm chất lượng ảnh một cách không cần thiết vì ánh sáng bạn thu được sẽ ít hơn so với khi bạn có ít “chấm” hơn một chút.
Unfortunately, most smartphone-makers don't share granular detail about their camera components and sensor siz​e, so until we test them, the quality is largely up in the air. 
Thật không may, hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh đều không công bố chi tiết về các thành phần cấu tạo máy ảnh và kích thước cảm biến, do đó, đến khi chúng ta kiểm tra máy ảnh thì mới biết được chất lượng.
Even if smartphone makers did release the details, I'm not sure how scrutable those specs would be to the majority of smartphone shoppers.
Dù các nhà sản xuất điện thoại thông minh có công bố chi tiết kỹ thuật, tôi cũng không biết chắc phần lớn người mua điện thoại thông minh có thể hiểu những thông số kỹ thuật đó đến đâu.
 
Đăng bởi: lhbaolv
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.