Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Văn hoá - Giải trí - Thể thao
Out of a world of darkness and silence, Helen Keller brought hope to millions
Thoát khỏi thế giới của bóng tối và tĩnh lặng, Helen Keller đã mang hi vọng đến hàng triệu con người
"No deaf child can ever forget the excitement of his first word. Only one who is deaf can understand the loving way I talked to my dolls, to the stones, to birds and animals. Only the deaf can understand how I felt when my dog obeyed my spoken command. " Those first days when Helen Keller developed the ability to talk were wonderful. But they proved to be just the beginning of her many successes.
"Không có một đứa trẻ khiếm thính nào lại có thể quên được cảm giác phấn khích về những từ đầu tiên của nó. Chỉ có những ai bị điếc thì mới hiểu cái nét dễ thương khi tôi nói chuyện với con búp bê của tôi, với những hòn đá, với những con chim và các con vật. Chỉ có người điếc mới hiểu được cảm giác của tôi thế nào khi thấy chú chó nghe theo mệnh lệnh của tôi." Những ngày đầu tiên Helen Keller phát triển khả năng nói thật kỳ diệu. Nhưng chúng đã chứng minh được đây chỉ là khởi đầu cho nhiều thành công khác của cô.
Out of a world of darkness and silence, Helen Keller brought hope to millions

The name Helen Keller has had special meaning for millions of people in all parts of the world. She could not see or hear. Yet Helen Keller was able to do so much with her days and years. Her success gave others hope. Helen Keller was born June twenty-seventh, eighteen eighty in a small town in northern Alabama. Her father, Arthur Keller, was a captain in the army of the South during the American Civil War. Her mother was his second wife. She was much younger than her husband. Helen was their first child.

Until she was a year-and-one-half old, Helen Keller was just like any other child. She was very active. She began walking and talking early. Then, nineteen months after she was born, Helen became very sick. It was a strange sickness that made her completely blind and deaf. The doctor could not do anything for her. Her bright, happy world now was filled with silence and darkness.

From that time until she was almost seven years old, Helen could communicate only by making signs with her hands. But she learned how to be active in her silent, dark environment. The young child had strong desires. She knew what she wanted to do. No one could stop her from doing it. More and more, she wanted to communicate with others. Making simple signs with her hands was not enough. Something was ready to explode inside of her because she could not make people understand her. She screamed and struggled when her mother tried to control her.

When Helen was six, her father learned about a doctor in Baltimore, Maryland. The doctor had successfully treated people who were blind. Helen's parents took her on the train to Baltimore. But the doctor said he could do nothing to help Helen. He suggested the Kellers get a teacher for the blind who could teach Helen to communicate. A teacher arrived from the Perkins Institution for the Blind in Boston. Her name was Anne Sullivan.

She herself had once been almost completely blind. But she had regained her sight. At Perkins, she had learned the newest methods of teaching the blind.

Anne Sullivan began by teaching Helen that everything had a name. The secret to the names was the letters that formed them. The job was long and difficult. Helen had to learn how to use her hands and fingers to speak for her. But she was not yet ready to learn. First, she had to be taught how to obey, and how to control her anger. Miss Sullivan was quick to understand this. She wrote to friends in Boston about her experiences teaching Helen.

"The first night I arrived I gave Helen a doll. As she felt the doll with one hand I slowly formed the letters, d-o-l-l with my fingers in her other hand. Helen looked in wonder and surprise as she felt my hand. Then she formed the letters in my hand just as I had done in hers. She was quick to learn, but she was also quick in anger. For seven years, no one had taught her self-control. Instead of continuing to learn, she picked up the doll and threw it on the floor. She was this way in almost everything she did.

Even at the table, while eating, she did exactly as she pleased. She even put her hands in our plates and ate our food. The second morning, I would not let her put her hand on my plate. The family became troubled and left the room. I closed the door and continued to eat. Helen was on the floor, kicking and screaming and trying to pull the chair out from under me.

This continued for half an hour or so. Then she got up from the floor and came to find out what I was doing. Suddenly she hit me. Every time she did this I hit her hand. After a few minutes of this, she went to her place at the table and began to eat with her fingers. I gave her a spoon to eat with. She threw it on the floor. I forced her to get out of her chair to pick the spoon up. At last, after two hours, she sat down and ate like other people. I had to teach her to obey.

But it was painful to her family to see their deaf and blind child punished. So I asked them to let me move with Helen into a small one-room house nearby. The first day Helen was away from her family she kicked and screamed most of the time. That night I could not make her get into bed. We struggled, but I held her down on the bed. Luckily, I was stronger than she. The next morning I expected more of the same, but to my surprise she was calm, even peaceful.

Two weeks later, she had become a gentle child. She was ready to learn. My job now was pleasant. Helen learned quickly. Now I could lead and shape her intelligence. We spent all day together. I formed words in her hand, the names of everything we touched. But she had no idea what the words meant.

As time passed, she learned how to sew clothes and make things. Every day we visited the farm animals and searched for eggs in the chicken houses. All the time, I was busy forming letters and words in her hand with my fingers. Then one day, about a month after I arrived, we were walking outside. Something important happened.

We heard someone pumping water. I put Helen's hand under the cool water and formed the word w-a-t-e-r in her other hand. W-a-t-e-r, w-a-t-e-r. I formed the word again and again in her hand. Helen looked straight up at the sky as if a lost memory or thought of some kind was coming back to her.

Suddenly, the whole mystery of language seemed clear to her. I could see that the word w-a-t-e-r meant something wonderful and cool that flowed over her hand. The word became alive for her. It awakened her spirit, gave it light and hope. She ran toward the house. I ran after her. One by one she touched things and asked their name. I told her. She went on asking for names and more names."

From that time on Helen left the house each day, searching for things to learn. Each new name brought new thoughts. Everything she touched seemed alive. One day, Helen remembered a doll she had broken. She searched everywhere for the pieces. She tried to put the pieces together but could not. She understood what she had done and was not happy. Miss Sullivan taught Helen many things -- to read and write, and even to use a typewriter. But most important, she taught Helen how to think.

For the next three years, Helen learned more and more new words. All day Miss Sullivan kept touching Helen's hand, spelling words that gave Helen a language. In time, Helen showed she could learn foreign languages. She learned Latin, Greek, French and German. Helen was able to learn many things, not just languages.

She was never willing to leave a problem unfinished, even difficult problems in mathematics. One time, Miss Sullivan suggested leaving a problem to solve until the next day. But Helen wanted to keep trying. She said, "I think it will make my mind stronger to do it now."

Helen traveled a lot with her family or alone with Miss Sullivan. In eighteen eighty-eight, Helen, her mother and Miss Sullivan went to Boston, Massachusetts. They visited the Perkins Institution where Miss Sullivan had learned to teach. They stayed for most of the summer at the home of family friends near the Atlantic Ocean. In Helen's first experience with the ocean, she was caught by a wave and pulled under the water. Miss Sullivan rescued her. When Helen recovered, she demanded, "Who put salt in the water? "

Three years after Helen started to communicate with her hands, she began to learn to speak as other people did. She never forgot these days. Later in life, she wrote: "No deaf child can ever forget the excitement of his first word. Only one who is deaf can understand the loving way I talked to my dolls, to the stones, to birds and animals. Only the deaf can understand how I felt when my dog obeyed my spoken command. " Those first days when Helen Keller developed the ability to talk were wonderful. But they proved to be just the beginning of her many successes.

Thoát khỏi thế giới của bóng tối và tĩnh lặng, Helen Keller đã mang hi vọng đến hàng triệu con người

Cái tên Helen Keller có một ý nghĩa đặc biệt đối với hàng triệu người khắp nơi trên thế giới. Cô ấy không thể nhìn cũng như không thể nghe. Tuy nhiên Helen Keller đã có thể làm được rất nhiều việc trong suốt quãng đời của mình. Thành công của cô ấy đã mang lại hy vọng cho người khác. Helen Keller sinh ra ngày 22 tháng 6, năm 1880 tại một thành phố nhỏ miền bắc Alabama. Cha cô ấy, Arthur Keller, là đại uý quân đội miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ. Mẹ của cô ấy là vợ hai của ông ấy. Bà trẻ hơn chồng rất nhiều. Helen là con đầu lòng của họ.

Cho đến năm cô ấy được một tuổi rưỡi, Helen Keller giống như mọi đứa trẻ khác. Cô bé rất hiếu động. Cô bắt đầu biết đi và nói sớm. Sau đó, khi được 19 tháng tuổi, Helen lâm bệnh nặng. Đó là một bệnh lạ lùng khiến cô bị mù và điếc hoàn toàn. Bác sĩ cũng bất lực. Cái thế giới tươi sáng và hạnh phúc giờ đây bao trùm bởi sự im lặng và màn đêm u tối.

Từ lúc đó cho đến khi gần bảy tuổi, Helen chỉ có thể giao tiếp bằng cách ra dấu hiệu bằng tay. Nhưng cô ấy cũng học cách chủ động trong môi trường tối tăm và lặng im ấy. Trẻ em luôn có những khao khát mãnh liệt. Cô ấy biết mình muốn làm gì. Không ai có thể ngăn cô làm bất cứ thứ gì. Càng ngày cô muốn giao tiếp với người khác. Việc dùng tay để làm những dấu hiệu đơn giản vẫn không đủ. Cái gì đó sẵn sàng bộc phát bên trong người cô vì cô không thể khiến mọi người xung quanh hiểu được mình. Cô ấy la hét và chống chọi khi mẹ cô cố kiểm soát cô ấy.

Khi Helen lên sáu, cha cô nghe nói có một ông bác sĩ ở Baltimore, Maryland. Vị bác sĩ này đã thành công khi chữa trị người mù. Cha mẹ của Helen đưa cô ấy đi bằng xe lửa đến Baltimore. Nhưng ông bác sĩ nói ông ấy không thể giúp gì cho Helen. Ông ta đề nghị gia đình Kellers kiếm một giáo viên chuyên dạy cho người mù để dạy Helen cách giao tiếp. Có một giáo viên đến từ trường Perkins dành cho người khiếm thị ở Boston. Tên của cô ta là Anne Sullivan.

Bản thân cô ấy đã từng gần như bị mù hoàn toàn. Nhưng rồi cô lại được nhìn thấy ánh sáng. Ở Perkins, cô đã học được các phương pháp mới nhất để dạy cho người mù.

Anne Sullivan bắt đầu bằng cách dạy cho Helen biết rằng mọi thứ đều có một cái tên. Bí quyết để biết được những cái tên đó là những chữ cái tạo nên chúng. Công việc này thật khó khăn và tốn nhiều thời gian. Helen phải học cách sử dụng bàn tay và các ngón tay để nói thay cho mình. Nhưng cô bé vẫn chưa sẵn sàng việc học. Trước tiên, cô ấy phải được dạy cách biết vâng lời và biết kiềm chế cơn giận của mình. Cô Sullivan nhanh chóng hiểu được điều này. Cô ấy viết thư cho bạn bè ở Boston về những kinh nghiệm cô đã dạy cho Helen.

"Đêm đầu tiên tôi đến tôi đã cho Helen một con búp bê. Khi cô ấy bé cảm nhận được con búp bê bằng một tay tôi từ từ dùng ngón tay mình viết những chữ cái d-o-l-l trên bàn tay kia của cô bé. Helen nhìn với vẻ thắc mắc và kinh ngạc khi cô bé cảm nhận được tay tôi. Sau đó cô bé viết những chữ cái vào tay tôi y như cách tôi làm vào tay cô bé. Cô bé tiếp thu nhanh, nhưng cũng mau giận. Trong bảy năm, không ai dạy cô bé cách tự chủ. Thay vì tiếp tục học, cô ấy nhặt con búp bê lên và ném xuống sàn nhà. Cô bé vẫn luôn như thế khi làm hầu như bất cứ việc gì.

Ngay cả khi ở bàn ăn, cô bé muốn cái gì là làm cái ấy. Thậm chí cô bé còn thò tay sang đĩa của chúng tôi và ăn thức ăn của chúng tôi. Sáng thứ hai, tôi không cho cô bé đặt tay vào đĩa của tôi. Gia đình cảm thấy bối rối và rời khỏi phòng. Tôi đóng cửa và tiếp tục ăn. Helen ngồi dưới sàn nhà, đá lung tung, la hét và cố lôi kéo chiếc ghế tôi đang ngồi.

Việc này kéo dài khoảng chừng nửa tiếng. Sau đó bé đứng dậy trên sàn nhà và đến xem tôi đang làm gì. Bất ngờ cô bé đánh tôi. Cứ mỗi lần cô bé làm như thế tôi đánh vào tay cô ấy. Sau vài phút, cô bé đi đến chỗ của mình ở bàn ăn và bắt đầu bốc tay để ăn. Tôi đưa cho cô một chiếc muỗng. Cô bé ném nó xuống sàn. Tôi bắt cô rời khỏi ghế và nhặt chiếc muỗng lên. Rốt cuộc, sau hai tiếng đồng hồ, cô ấy ngồi xuống và ăn như người bình thường. Tôi phải dạy cô ấy biết vâng lời.

Nhưng thật đau lòng khi để gia đình của cô ấy phải chứng kiến cảnh đứa con vừa mù vừa điếc bị trừng phạt. Vì thế tôi yêu cầu họ để tôi cùng Helen dời đến một căn nhà nhỏ có một phòng gần đó. Ngày đầu tiên xa gia đình Helen đá lung tung và la hét suốt. Đêm đó tôi không thể bắt cô bé lên giường đi ngủ. Chúng tôi vật lộn với nhau, nhưng tôi giữ cô bé nằm xuống giường. May mắn thay, tôi mạnh hơn cô ấy. Sáng hôm sau tôi nghĩ mọi chuyện còn tồi tệ hơn như thế, nhưng thật bất ngờ cô ấy trở nên điềm đạm, thậm chí là hiền lành.

Hai tuần sau, cô bé đã trở thành một đứa trẻ ngoan. Cô ấy sẵn sàng học. Công việc của tôi bây giờ đã nhẹ nhàng. Helen học nhanh. Bây giờ tôi có chỉ dẫn và định hình óc thông minh của cô ấy. Suốt ngày chúng tôi ở cùng nhau. Tôi viết chữ trong tay của cô bé, tên của bất cứ thứ gì chúng tôi chạm vào. Nhưng cô ấy không biết những chữ này nghĩa là gì.

Khi thời gian trôi qua, cô ấy học cách may vá quần áo và làm được vài thứ. Mỗi ngày chúng tôi đi thăm gia súc và tìm trứng trong chuồng gà. Tôi luôn bận rộn với việc viết chữ cái và từ ngữ vào tay của cô bé với ngón tay của mình. Rồi một hôm nọ, khoảng 1 tháng sau ngày tôi đến, chúng tôi đang đi dạo bên ngoài. Có một sự kiện trọng đại xảy ra.

Chúng tôi nghe ai đó đang bơm nước. Tôi đặt tay Helen dưới dòng nước lạnh và viết các chữ cái w-a-t-e-r trong tay kia của cô bé. W-a-t-e-r, w-a-t-e-r. Tôi viết đi viết lại từ này trong tay của cô ấy. Helen nhìn lên bầu trời như thể ký ức đã bị đánh mất hay một ý nghĩ gì đó đang tràn về trong cô bé.

Bất ngờ, toàn bộ những điều bí ẩn về ngôn ngữ có vẻ đã sáng tỏ với cô ấy. Tôi có thể thấy từ w-a-t-e-r có nghĩa là một thứ gì đó thật tuyệt vời và mát mẻ chảy trên bàn tay của cô bé. Từ ấy đã trờ nên sống động với cô bé. Nó đánh thức tâm hồn cô ấy, mang lại ánh sáng và hi vọng. Cô ấy chạy về nhà. Tôi đuổi theo cô ấy. Cô ấy chạm từng đồ vật và hỏi tên chúng. Tôi nói cô bé nghe. Cô cứ tiếp tục hỏi về những cái tên và nhiều hơn nữa."

Từ lúc đó mỗi ngày Helen rời khỏi nhà, tìm kiếm mọi thứ để học. Mỗi cái tên mới mang lại suy nghĩ mới. Mọi thứ cô ấy chạm vào dường như sống lại. Một hôm nọ, Helen nhớ lại con búp bê cô bé đã làm vỡ. Cô ấy tìm kiếm mảnh vỡ khắp nơi. Cô bé cố ghép những mảnh vỡ lại nhưng không được. Cô ấy hiểu những gì cô ấy đã làm và cảm thấy buồn. Cô Sullivan dạy cho Helen nhiều thứ - đọc và viết, và thậm chí sử dụng máy đánh chữ. Nhưng quan trọng nhất, cô ấy dạy Helen cách suy nghĩ.

Trong ba năm sau đó, Helen học ngày càng nhiều từ mới. Suốt ngày cô Sullivan chạm vào tay của Helen, đánh vần và nói cho Helen một ngôn ngữ. Đồng thời, Helen tỏ ra mình có thể học được những ngoại ngữ khác. Cô ấy học tiếng La-tinh, Hy Lạp, Pháp và Đức. Helen còn có thể học nhiều thứ, không riêng gì ngôn ngữ.

Cô ấy không bao giờ chịu từ bỏ một vấn đề nào còn dở dang, ngay cả những bài toán khó. Một lần, cô Sullivan đề nghị để một bài toán sang ngày hôm sau giải tiếp. Nhưng Helen vẫn muốn tiếp tục làm. Cô ấy nói, "Con nghĩ nếu con làm nó ngay bây giờ thì nó sẽ làm tâm trí con mạnh mẽ hơn."

Helen đi du lịch nhiều với gia đình hoặc đi riêng với cô Sullivan. Vào năm 1888, Helen, mẹ cô và cô Sullivan đi Boston, Massachusetts. Họ đi thăm trường Perkins nơi cô Sullivan đã học nghề sư phạm. Họ ở lại đó gần hết mùa hè tại nhà của bạn bè của gia đình gần biển Đại Tây Dương. Trong lần trải nghiệm về biển đầu tiên của Helen, cô bị sóng cuốn và chìm xuống nước. Cô Sullivan đã cứu cô. Khi Helen tỉnh lại, cô ấy đã hỏi "Ai nêm muối vào trong nước?"

Ba năm sau Helen bắt đầu biết cách giao tiếp bằng tay, cô ấy bắt đầu học nói như những người khác. Cô ấy không bao giờ quên được những ngày này. Về sau, cô ấy đã viết : "Không có một đứa trẻ khiếm thính nào lại có thể quên được cảm giác phấn khích về những từ đầu tiên của nó. Chỉ có những ai bị điếc thì mới hiểu cái nét dễ thương khi tôi nói chuyện với con búp bê của tôi, với những hòn đá, với những con chim và các con vật. Chỉ có người điếc mới hiểu được cảm giác của tôi thế nào khi thấy chú chó nghe theo câu lệnh của tôi." Những ngày đầu tiên Helen Keller phát triển khả năng nói thật kỳ diệu. Nhưng chúng đã chứng minh được đây chỉ là khởi đầu cho nhiều thành công khác của cô.

 
Đăng bởi: tvmthu
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.