Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Kinh tế
Japan's Growing Role in Vietnam's Development
Vai trò ngày càng lớn của Nhật Bản trong công cuộc phát triển của Việt Nam
The comprehensive free trade agreement between Japan and Vietnam that will come into effect later this year is the latest manifestation of the crucial role that Japan has played in Vietnam’s evolution from command economy to market-oriented one.
Hiệp định tự do mậu dịch toàn diện giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ có hiệu lực cuối năm nay là biểu hiện mới nhất cho vai trò quan trọng của Nhật Bản trong sự tiến triển của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoásang một nền kinh tế theo định hướng thị trường.
Japan’s Growing Role in Vietnam’s Development

Written by Anh Le Tran   

Saturday, 01 August 2009

The Greater East Asia Co-Prosperity Sphere lives

The comprehensive free trade agreement between Japan and Vietnam that will come into effect later this year is the latest manifestation of the crucial role that Japan has played in Vietnam’s evolution from command economy to market-oriented one.

The Japanese parliament ratified the agreement, referred to as the Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement, in June. It paves the way for a significant two-way increase in the flow of goods and services as well as improvement in other areas such as investment and labor movement.  Its implementation will be one of the cornerstones of the “strategic partnership for peace and prosperity in Asia” that the two countries are currently working on.

Japan’s contribution in transforming Vietnam’s economy can be seen in the three important areas of official development assistance (ODA), trade and investment. 

In terms of development, Japan is Vietnam’s largest provider (Vietnam is the second largest destination for Japanese ODA after India).  For this year alone, even in the face of its own economic hardship, Japan is committed to providing Vietnam with at least US$900 million.

In loans, grant aid, and technical cooperation, Japanese ODA has helped Vietnam to improve its physical infrastructure, enhance the living and social environments, and engage in necessary economic and legal reforms to further economic development. 

Trade Surplus

Japan is Vietnam’s second largest export market after the U.S.  According to statistics of the Japan External Trade Organization (JETRO), Vietnam has consistently enjoyed an annual trade surplus with Japan over the past five years, with the 2008 surplus reaching US$1.26 billion. Two-way trade has expanded rapidly, increasing from around US$7 billion in 2004 to US$16.8 billion in 2008. With the coming implementation of the FTA, this number will surely continue to rise.

Under the FTA, the two countries agree to abolish tariffs on 92 percent of the goods traded between them within the next 10 years.  In particular, Japan will give significant access to those products in which Vietnam currently has a comparative advantage (such as farm products and garments/textiles).   For example, Vietnamese shrimp and durian will enter the Japanese market duty-free immediately upon the FTA’s taking effect, not only increasing Vietnamese exports but also boosting local employment.

In terms of investment, to support Vietnam’s economic growth through the attraction of foreign direct investment (FDI), the two governments launched “the Japan-Vietnam Joint Initiative to Improve Business Environment with a View to Strengthen Vietnam’s Competitiveness” in 2003.  In implementing this initiative, solutions to investment’s obstacles have been carried out in such forms as changing relevant laws, improving physical infrastructure, and building institutions.     

This joint initiative together with the bilateral investment agreement which came into effect in December of 2003, has drastically increased the flow of Japanese FDI into Vietnam.  According to Jetro’s statistics, while the number for 2004 was US$128 million, it jumped to nearly US$1.1 billion for 2008.  The latest data from Vietnam’s Ministry of Planning and Investment also showed that, as of June 2009, Japan ranked third in terms of the sources of FDI, with 1,113 investment projects amounting to US$17.6 billion

More importantly, since Japanese FDI has mainly focused on manufacturing, it has helped spur the development of new industries ranging from motorbikes to cars.  Currently, Japan is interested in helping to develop supporting industries, where Vietnam lags far behind its ASEAN counterparts like Thailand and Indonesia. 

The lack of effective supporting industries has not only prevented Vietnam from capturing the associated benefits of positive externalities to further promote industrialization but has also significantly contributed to the country’s persistent trade deficit since it has to import many of the components that go into the final products.   In this regard, the successful development of supporting industries would be the key for Vietnam to move up the development ladder.

Japan is also aiming to help Vietnam develop high tech industries such as nuclear energy and space.  For instance, Vietnam will build its first space center (the Hoa Lac Space Center) with Japanese ODA loans of US$350 million.  This center is to be completed by 2017 when Vietnam will be able to produce small satellites.  During the process, Japan will transfer its relevant space technology and provide training to Vietnamese personnel.  Vietnam will certainly benefit from this type of cooperation since the Japanese brand is generally a trusted name in the area of technologies in the world market.

While Vietnam has enjoyed significant benefits from Japanese ODA, trade, and FDI, Japan has also tried to achieve its interests in the relationship as well.  First, with a population of more than 86 million and a growing economy, Vietnam is both a potential lucrative market and an attractive manufacturing site for Japanese firms.  According to a 2008 survey conducted by the Japan Bank for International Cooperation on Japanese manufacturers’ oversea business operations, Vietnam ranked as the third promising country (after China and India) and was the destination for many new Japanese investment.  It was also considered as a good place for risk diversification. 

Second, Vietnam has human and natural resources that would potentially supply to the need of Japan.  For instance, with its aging population and a relatively very low birth rate, Japan will potentially experience a significant shortage of workers in its more labor-intensive sectors, such as healthcare and agriculture.  In this regard, Vietnamese young workers are regarded as fit to help fill the gap. 

Third, as a strategically located ASEAN member, Vietnam can serve as bridge for Japan to reinforce and enhance its relationship with the treaty organization. Being a relatively dynamic economic region, ASEAN has been important for Japanese investors and products.  Japan has bilateral FTAs with most ASEAN members (except Cambodia, Laos, and Myanmar) and an FTA with the whole ASEAN.  Since Japan sees a strong and well-developed ASEAN as a whole important to its own development, it has also tried to help relatively less-developed ASEAN members (Cambodia, Laos, Burma, and Vietnam) integrate well into the regional economy.  This effort can be seen through the various types of cooperation that Japan has with the Mekong Region countries (the above four plus Thailand), ranging from developing regional economic corridors to cultural exchanges.

Win-Win

It is clear that the current Vietnam-Japan relationship is a win-win one.  From the strategic standpoint, each side can accommodate the other’s interests largely without complicating its own internal and external relations.  For instance, while the Vietnamese government has to deal with intense public opposition on some controversial Chinese FDI projects, it does not have that problem with Japanese FDI.  Furthermore, there is no inherent competition between the two countries both in terms of economics and politics. One example of this can be seen in the fact that there is no competition in the goods that each country has a comparative advantage.

However, continued success should not be taken for granted.  The following two cases make the point, one of which is related to the implementation of Japanese ODA.  Last year, the government of Japan decided to suspend the release of new ODA to Vietnam for six months (from August 2008 to February 2009) after a significant corruption case (known as the PCI corruption case) related to the Japanese-funded Saigon East-West Highway Construction Project was revealed. 

Japan resumed its ODA disbursement after the two governments formed the “Japan-Vietnam Joint Committee for Preventing Japanese ODA-related Corruption” to come up with effective measures to prevent such similar cases from happening again.  (The committee already issued its report on February 23, 2009).  This is an important step.  But for real positive results, careful and ongoing monitoring must take place to make sure that the corruption preventing measures are implemented in full faith.

Another point is related to the two sides’ cooperation on developing supporting industries.  According to the Japanese ambassador to Vietnam Mitsuo Sakaba,Vietnam did not have a detailed action plan to effectively carry out strategy to develop supporting industries.  In a somewhat similar line, Kenichi Ohno, a Japanese expert who has very close knowledge of the situation, said that while Japan was active in coming up with an action plan, there was a lack of interest in cooperating from the Vietnamese side.

At any rate, the ball is pretty much in Vietnam’s court.  It should strategically take advantage of the current very positive and well-intended Japanese involvement to promote economic development for the sake of maintaining social stability and national security. Vietnam certainly has a lot more to lose if it fails to truly secure a strategic partnership with Japan.

Vai trò ngày càng lớn của Nhật Bản trong công cuộc phát triển của Việt Nam

Hiệp định tự do mậu dịch toàn diện giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ có hiệu lực cuối năm nay là biểu hiện mới nhất cho vai trò quan trọng của Nhật Bản trong sự tiến triển của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoásang một nền kinh tế theo định hướng thị trường.

Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn thoả thuận này, xem như hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản vào tháng Sáu. Nó mở đường cho việc gia tăng đối lưu đáng kể trong luồng hàng hoá và dịch vụ, cũng như cải tiến trong lĩnh vực khác như là đầu tư và phong trào công đoàn.  Việc triển khai hiệp định này sẽ là một trong những nền móng của "công cuộc cộng tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng ở Châu Á " mà hai quốc gia hiện đang xúc tiến.

Có thể thấy được đóng góp của Nhật Bản trong việc thay đổi kinh tế của Việt Nam qua ba lĩnh vực quan trọng như Viện trợ phát triển chính thức (ODA), thương mại và đầu tư.

Về phương diện phát triển, Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam (Việt Nam là nơi nhận được ODA của Nhật Bản nhiều thứ nhì sau Ấn Độ). Chỉ nội trong năm nay, ngay khi chính mình cũng đang gặpthử thách về kinh tế, nhưng Nhật Bản vẫn cam kết cung cấp cho Việt Nam ít nhất là 900 triệu USD.

Về mặt tín dụng, viện trợ tài chính cho trường học, và hợp tác kỹ thuật, ODA Nhật Bản đã giúp Việt Nam cải tiến cơ sở vật chất, cải thiện môi trường sống và môi trường xã hội, tham gia cải cách luật pháp và kinh tế cần thiết để tăng cường phát triển kinh tế.

Thặng dư mậu dịch

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ nhì của Việt Nam sau Hoa Kỳ.  Theo số liệu thống kê của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Hải ngoại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam đã liên tục đạt mức thặng dư mậu dịch hàng năm với Nhật Bản trong năm năm qua, cụ thể là mức thặng dư năm 2008 đạt đến 1,26 tỉ USD.  Mậu dịch hai chiều đã được mở rộng nhanh chóng, tăng từ khoảng 7 tỉ USD năm 2004 lên 16,8 tỉ USD năm 2008.  Cùng với việc triển khai FTA sắp tới, con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên nữa.

Theo tinh thần của FTA, hai quốc gia đồng ý bỏ thuế suất cho 92 phần trăm hàng hoá giao thương giữa hai nước trong 10 năm tới. Đặc biệt là, Nhật Bản sẽ đặc biệt ưu tiên cho các sản phẩm mà Việt Nam hiện đang khá có ưu thế (chẳng hạn như nông phẩm và quần áo vải sợi). Ví dụ như, tôm và sầu riêng của Việt Nam được miễn thuế khi vào thị trường Nhật Bản ngay sau khi FTA có hiệu lực. Điều này không chỉ gia tăng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam mà còn thúc đẩy giải quyết công ăn việc làm ở địa phương.

Về mặt đầu tư, để giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bằng cách thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), hai chính phủ phát động "Sáng kiến chung Nhật-Việt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh để tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam" trong năm 2003. Trong lúc triển khai sáng kiến này, đã có nhiều biện pháp tháo gỡ các chướng ngại về đầu tư được thực hiện dưới những hình thức như thay đổi các luật lệ liên quan, cải thiện cơ sở vật chất, và xây dựng các định chế.

Cùng với hiệp định đầu tư song phương đã có  hiệu lực từ tháng 12 năm 2003, sáng kiến chung này đã thúc đầy FDI của Nhật Bản vào Việt Nam gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Hải ngoại Nhật Bản, trong khi con số năm 2004 là 128 triệu USD, thì năm 2008 đã vọt lên tới 1,1 tỉ USD.  Dữ liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng cho thấy, kể từ tháng sáu năm 2009, Nhật Bản đứng hàng thứ ba về nguồn FDI, với 1.113 dự án đầu tư lên tới 17,6 tỉ USD.

Đáng kể hơn nữa là vì FDI của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, nên đã góp phần thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp mới từ sản xuất xe gắn máy cho đến xe hơi.  Hiện nay, Nhật Bản đang quan tâm đến việc góp phần phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, những ngành mà Việt Nam đang thua xa các đối tác Asean như Thái Lan và Indonesia.

Do thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ hữu hiệu,nên Việt Nam chẳng những không nhận được những lợi ích liên đới của nhân tố tích cực bên ngoàiđể tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, mà điều này còn góp phần đáng kể vào việc làm cho quốc gia này bị thâm thủng mậu dịch triền miên vì phải nhập khẩu nhiều linh kiện để làm ra thành phẩm. Về mặt này, việc phát triển thành công các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ là chìa khoá cho Việt Nam bước lên nấc thang cao hơn trong tiến trình phát triển.

Nhật Bản cũng đang nhắm đến việc giúp Việt Nam phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao như là năng lượng hạt nhân và không gian. Ví dụ, Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm không gian đầu tiên của mình (ở Trung tâm Không gian Hoà Lạc) bằng cách vay 350 triệu USD ODA của Nhật Bản. Trung tâm này sẽ được hoàn thành trước năm 2017, thời điểm mà Việt Nam đã đủ sức sản xuất các vệ tinh nhỏ.  Trong tiến trình này, Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ không gian liên quan của mình và huấn luyện cho nhân viên Việt Nam.  Chắc chắn Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ loại hình hợp tác này vì thương hiệu Nhật Bản nói chung là một cái tên đã được tín nhiệm trong lĩnh vực công nghệ trên thị trường thế giới.

Trong khi Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích đáng kể từ ODA Nhật Bản, thương mại, và FDI, thì Nhật Bản cũng đã cố để đạt được lợi ích từ mối quan hệ này.  Một là, với dân số hơn 86 triệu người và nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam vừa là thị trường béo bở tiềm năng vừa là nơi sản xuất hấp dẫn cho các hãng Nhật Bản. Theo kết quả khảo sát năm 2008 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế của Nhật Bảnđối với các hoạt động kinh doanh ở hải ngoại của các hãng Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia có triển vọng thứ ba (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và cũng là đích đến cho nhiều dự án đầu tư mới của Nhật Bản. Đây cũng là một nơi lý tưởng để phân tán rủi ro.

Hai là, Việt Nam có nhân lực và tài nguyên thiên nhiên đủ sức cung ứng cho nhu cầu của Nhật Bản. Ví dụ, với dân số già nua của Nhật và tỉ lệ sinh khá thấp, có thể Nhật Bản sẽ bị thiếu nhiều nhân công trong các lĩnh vực cần nhiều nhân công, chẳng hạn như y tế và nông nghiệp. Về mặt này, công nhân trẻ Việt Nam được xem là thích hợp để góp phần lấp khoảng trống này.

Ba là, là một thành viên có vị trí chiến lược trong Asean, Việt Nam có thể làm cầu nối giúp Nhật Bản củng cố và tăng cường quan hệ với tổ chức hiệp ước này.  Là một vùng kinh tế khá năng động, ASEAN từng có vai trò quan trọng đối với hàng hoá và giới đầu tư Nhật Bản. Nhật Bản có các FTA song phương với hầu hết các thành viên ASEAN (ngoại trừ Cam-pu-chia, Lào, và Myanmar) và FTA với toàn bộ ASEAN.  Vì Nhật Bản xem cả một khối ASEAN hùng mạnh và phát triển tốt đẹp là quan trọng đối với công cuộc phát triển của Nhật Bản, nên họ cũng đã cố giúp những thành viên ASEAN tương đối kém phát triển (Cam-pu-chia, Lào, Miến Điện, và Việt Nam) hội nhập tốt đẹp vào nền kinh tế của khu vực này.   Nỗ lực này có thể được nhìn thấy qua nhiều loại hình hợp tác của Nhật Bản với quốc gia khu vực sông Mê-kông (bốn quốc gia kể trên cộng với Thái Lan), từ phát triển hành lang kinh tế khu vực cho đến giao lưu văn hoá.

Hai bên cùng có lợi

Rõ ràng là quan hệ Việt-Nhật hiện nay là quan hệ hai bên cùng có lợi.  Về chiến lược mà nói, mỗi bên có thể đáp ứng lợi ích của bên kia một cách đáng kể mà không làm phức tạp quan hệ đối nội và đối ngoại của chính mình. Ví dụ, trong khi chính quyền Việt Nam phải đương đầu với sự chống đối kịch liệt của dân chúng về một số dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đang gây nhiều tranh cãi, nhưng không gặp trở ngại như vậy với các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản.  Hơn nữa, giữa hai nước chưa bao giờ có đối đầu về kinh tế và chính trị.  Có thể thấy một ví dụ của chuyện này là không hề có cạnh tranh về các mặt hàng mà mỗi nước khá có ưu thế.

Tuy nhiên, không nên xem việc thành công liên tục như vậy là chuyện đương nhiên. Hai trường hợp sau làm sáng tỏ vấn đề, trong đó có một trường hợp liên quan đến việc triển khai ODA của Nhật Bản.  Năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã quyết định tạm ngưng cấp ODA mới cho Việt Nam trong sáu tháng (từ tháng tám 2008 cho đến tháng Hai 2009) sau khi phát hiện một vụ tham nhũng lớn (gọi là vụ tham nhũng PCI) liên quan đến Đề án Xây dựng Đại lộ Đông Tây Sài - gòn do Nhật Bản tài trợ.

Nhật Bản cấp ODA lại sau khi hai chính phủ lập được "Ủy Ban Hỗn hợp Nhật-Việt nhằm ngăn ngừa tham nhũng liên quan đến ODA của Nhật Bản" để đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm không cho những trường hợp tương tự tái diễn. (Ủy ban này đã đệ trình báo cáo vào ngày 23 tháng Hai năm 2009).  Đây là một bước quan trọng.  Nhưng để có kết quả khả quan thực sự, cần phải giám sát cẩn thận và liên tục để bảo đảm là các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai một cách thành tâm.

Trường hợp thứ hai liên quan đến việc hai bên hợp tác phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Theo đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba, Việt Nam chẳng hề có kế hoạch hành động chi tiết để thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ một cách hiệu quả.  Tương tự gần như vậy, Kenichi Ohno, một chuyên gia Nhật Bản nắm rất sát tình hình, đã nói rằng trong khi Nhật Bản tích cực đưa ra kế hoạch hành động, thì phía Việt nam vẫn thiếu sự quan tâm đúng mức.

Dù sao đi nữa, quả bóng nằm trên sân Việt Nam là chính.  Về mặt chiến lược, Việt Nam nên tận dụng sự tham gia đầy thiện chí và rất tích cực hiện nay của Nhật Bản để thúc đẩy kinh tế phát triển nhằm duy trì ổn định xã hội và an ninh quốc gia.  Chắc chắn Việt Nam còn nhiều thứ khác để mất nếu Việt Nam không thực sự bảo vệ được quan hệ cộng tác chiến lược với Nhật Bản.

 
Đăng bởi: phuongmy
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.