Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Tin tức thời sự
Cheered in Canada, Obama treads lightly
Được hoan nghênh ở Canada, Obama sải bước nhẹ nhàng
President Barack Obama courted warmer relations with America's snowy northern neighbor Thursday, declining to ask war-weary Canada to do more in Afghanistan, promising he won't allow a protectionist creep into U.S. trade policy and talking reassuringly around thorny energy issues.
Tổng thống Barack Obama tìm cách hâm nóng thêm mối quan hệ với người hàng xóm phương bắc tuyết phủ của Mỹ vào hôm thứ Năm vừa rồi bằng cách thôi yêu cầu Canada, một nước vốn đã mệt mỏi vì chiến tranh, phải tích cực hơn nữa ở Afghanistan, và hứa rằng ông sẽ không để bất cứ một người ủng hộ chế độ bảo vệ mậu dịch nào nhúng tay vào chính sách thương mại của Hoa Kỳ và trấn an về những vấn đề năng lượng gay go.
Cheered in Canada, Obama treads lightly

OTTAWA – President Barack Obama courted warmer relations with America's snowy northern neighbor Thursday, declining to ask war-weary Canada to do more in Afghanistan, promising he won't allow a protectionist creep into U.S. trade policy and talking reassuringly around thorny energy issues.

Obama-happy crowds cheered Obama's seven-hour visit, his first outside U.S. borders as president, and he returned the compliment with a quick stop at an indoor market where he delighted shopkeepers by picking up pastries and souvenirs for his daughters.

"I love this country and think that we could not have a better friend and ally," Obama said as he appeared side-by-side with Canadian Prime Minister Stephen Harper at gothic Parliament Hill. He later slipped slightly as he walked to his plane and joked that the weather reminded him of Chicago.

Harper in turn rolled out the red carpet for the new U.S. president. The Conservative leader had been close to President George W. Bush, personally and on policy. But he made clear with subtle jabs backward that he was casting his and his country's lot now with the vastly more popular Obama.

"As we all know, one of President Obama's big missions is to continue world leadership by the United States of America, but in a way that is more collaborative," Harper said, an apparent reference to Bush's go-it-alone diplomatic style.

Still, rhetorical niceties aside, there are some sharp differences between the U.S. and its largest trading partner and biggest supplier of oil. On several topics, where Obama came armed with reassurances, Harper offered mini-lectures, albeit gently delivered.

On the 7-year-old Afghanistan war, for instance, the Canadian leader said that NATO and U.S. forces fighting a resurgent Taliban insurgency are not "through our own efforts going to establish peace and security in Afghanistan." With Obama's administration undertaking a broad review of the U.S. strategy there, Harper suggested that any new policy "have the idea of an end date, of a transition to Afghan responsibility for security, and to greater Western partnership for economic development."

On Canada's massive oil-rich tar sands, Harper suggested that the kind of emissions regulations that environmentalists would like Obama to support would be unfair, making a comparison to the U.S. coal industry. "It's very hard to have a tough regulatory system here when we are competing with an unregulated economy south of the border," Harper said.

On trade, Obama stuck to his pledge to eventually seek changes in the 1994 North American Free Trade Agreement to increase enforcement of labor and environmental standards — but said he intended to do so in a way "that is not disruptive to the extraordinarily important trade relationships that exist between the United States and Canada."

Harper said he might be willing to negotiate, but not by "opening the whole NAFTA and unraveling what is a very complex agreement."

He sounded a similar warning on a "Buy American" clause that Congress added to the $787 billion economic stimulus package. The provision's passage fits into a larger fear among free-trading Canadians that America is cultivating a protectionist streak as its economy tanks and hemorrhages jobs.

"We expect the United States to adhere to its international obligations," Harper said. "I can't emphasize how important it is that we do that."

Another point of contention is the post-Sept. 11 security enhancements required by the U.S. along the two country's borders that have made crossings more arduous. Harper suggested no one needed to teach Canada lessons on that score: "Not only have we, since 9/11, made significant investments in security and security along our border, the view of this government is unequivocal: Threats to the United States are threats to Canada."

Obama repeatedly took a non-confrontational approach.

On trade, he declared that he had told Harper: "I want to grow trade and not contract it."

On Afghanistan, Obama said unprompted that he had not asked the prime minister for any more Canadian commitments. Just a handful of nations, including Canada, are doing the heavy lifting there by fighting in the country's dangerous southern and eastern provinces. Canada, which has lost more than 100 people in Afghanistan, is withdrawing its 2,500 combat forces out of the volatile south by 2011.

"We just wanted to make sure that we were saying thank you," Obama said.

The president announced earlier this week that he is sending 17,000 more U.S. troops to Afghanistan to augment the 33,000 already there. It was just over half the increase that U.S. commanders have requested, and Obama left the door open to additional increases once the strategy review is finished in late March.

On the oil sands issue, Obama probably scored points with his hosts by linking the environmental problems of the Canadian industry with those in the U.S. coal industry.

Industry officials estimate the northern Alberta sands could yield as much as 175 billion barrels of oil, making Canada second only to Saudi Arabia in crude oil reserves. But the extraction process produces a high amount of the greenhouse gases blamed for climate change. Environmental groups want Obama to resist Harper's efforts to exempt them from regulation.

Obama instead focused on the idea of developing carbon capture and storage to help turn the sands into a clean source of power, a largely unproven and not yet cost-effective technology that would bury harmful emissions underground.

The topic was the only one to produce an announcement, though a minor one. The leaders said they had decided to begin a new clean-energy dialogue to advance carbon-reduction technologies and the development of a modern electric grid.

Presidents send signals with their choices of their maiden international trips, and by coming here Obama meant to show that energy and Afghanistan are at the top of his list.

But with the U.S. economy in free fall, he chose not to make a long visit, not even staying for dinner.

The Canadian public didn't seem to care, with many spending hours on buses to come to the snowy capital in hopes of just a glimpse. The crowd of many hundreds that had started gathering at 4 a.m. in the square outside Parliament erupted in a deafening cheer when the U.S. leader waved for a moment from behind a partition before disappearing inside with Harper. Along his motorcade route, a woman held up a "Yes We Canada" sign, a playful reference to Obama's campaign motto.

There was one small Obama slip. During his joint appearance with Harper, Obama started out by remarking his great pleasure at being in what he clearly started to say was "Iowa." He quickly corrected himself to say "Ottawa."

The day afforded Obama his first experience with many of the pomp-filled ingredients of a presidential journey abroad.

With a light snow falling at the airport, a double line of Royal Canadian Mounted Police in their bright red coats stood at attention. Obama was greeted by the representative of Britain's Queen Elizabeth II, Michaelle Jean, who took him inside the terminal for a brief discussion. Obama later met in the same room at the end of his visit with Liberal opposition leader Michael Ignatieff. Throughout his visit, American flags fluttered alongside Canadian ones.

Cheered in Canada, Obama treads lightly

(Đã qua hiệu đính)

OTTAWA - Tổng thống Barack Obama tìm cách hâm nóng thêm mối quan hệ với người hàng xóm phương bắc tuyết phủ của Mỹ vào hôm thứ Năm vừa rồi bằng cách thôi yêu cầu Canada, một nước vốn đã mệt mỏi vì chiến tranh, phải tích cực hơn nữa ở Afghanistan, và hứa rằng ông sẽ không để bất cứ một người ủng hộ chế độ bảo vệ mậu dịch nào nhúng tay vào chính sách thương mại của Hoa Kỳ và trấn an về những vấn đề năng lượng gay go.

Đám đông vui mừng vì Obama đã hoan nghênh chuyến viếng thăm kéo dài bảy giờ của ông, chuyến đi đầu tiên của ông ra khỏi biên giới Hoa Kỳ trên cương vị tổng thống Mỹ. Đáp lại sự đón tiếp nồng nhiệt này, tổng thống đã dừng chân trong chốc lát tại một ngôi chợ có mái che của Canada, làm các chủ cửa hiệu nơi đây sung sướng khi mua bánh ngọt và quà lưu niệm cho các cô con gái.

“Tôi yêu đất nước này và nghĩ rằng chúng tôi không thể nào có được một người bạn và đồng minh tốt hơn” Obama đã phát biểu khi ông xuất hiện sóng đôi với thủ tướng Canada Stephen Harper tại toà nhà Quốc hội được xây dựng theo phong cách gô-tích. Đến lúc bị trượt nhẹ khi bước lên phi cơ, ông đã đùa rằng thời tiết này làm ông nhớ về Chicago.

Đến lượt Harper trải thảm đỏ đón chào tân tổng thống Hoa Kỳ. Vị lãnh đạo Đảng Bảo thủ này đã từng rất gần gũi với tổng thống George W. Bush, về mặt cá nhân cũng như về chính sách. Nhưng ông cũng khôn khéo nói ngược lại rằng bây giờ ông và đất nước mình nay đang gắn bó với Obama, một tổng thống được nhiều người ủng hộ hơn.

Gợi nhắc rõ ràng phong cách ngoại giao đơn phương của Bush, Harper phát biểu “Như tất cả chúng ta đã biết, một trong những sứ mệnh trọng đại của Tổng thống Obama là tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo thế giới của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nhưng thiên về cộng tác nhiều hơn”.

Tuy thế, gạt qua một bên những ngôn từ ngoại giao hoà nhã, vẫn còn một số khác biệt sâu sắc giữa Hoa Kỳ và đối tác thương mại lớn nhất đồng thời là nguồn cung cấp dầu mỏ lớn nhất của Hoa kỳ. Có một vài đề tài Obama nặng phần trấn an, trong khi Harper lại phát biểu ngắn gọn nhưng không kém phần sắc sảo.

Chẳng hạn như về cuộc chiến 7 năm ở Afghanistan, nhà lãnh đạo Canada cho rằng các lực lượng của Hoa Kỳ và NATO chống lại cuộc tái bạo loạn của phe Taliban không theo “đúng nỗ lực riêng của chúng tôi nhằm thiết lập hoà bình và an ninh ở Afghanistan”. Trước việc chính phủ Obama cam kết xem xét toàn diện chiến lược của Hoa Kỳ tại Afghanistan, Harper đề nghị rằng mọi chính sách mới “đều nên gợi ý về ngày kết thúc, về việc giao cho Afghanistan tự giữ gìn an ninh, và giao cho nhóm phương Tây mạnh hơn lo phát triển kinh tế cho Afghanistan.”

Về những bãi cát dầu to lớn của Canada, Harper cho rằng quy định về hạn chế khí thải mà các nhà bảo vệ môi trường muốn Obama hỗ trợ sẽ không công bằng khi so sánh với ngành than của Hoa Kỳ. Ông phát biểu “Rất khó áp dụng hệ thống quy định cứng nhắc ở đây, khi mà chúng tôi đang phải cạnh tranh với nền kinh tế không theo luật lệ gì cả ở biên giới phía nam”.

Về mậu dịch, Obama cam kết rằng trước sau gì ông cũng tìm cách thay đổi Hiệp định Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ năm 1994 để đẩy mạnh việc thực thi các tiêu chuẩn môi trường và lao động – tuy nhiên ông cũng cho biết rằng cách thức cải đổi “sẽ không phá vỡ quan hệ mậu dịch đặc biệt quan trọng giữa Hoa Kỳ và Canada.”

Thủ tướng Harper cho biết ông sẵn sàng đàm phán, nhưng không phải bằng cách “mở toàn bộ NAFTA và giải quyết những gì được xem là một hiệp định vô cùng phức tạp như vậy”

Ông cũng đưa ra một cảnh báo tương tự đối với điều khoản “Mua hàng Mỹ” rằng Quốc hội đã đưa vào chương trình kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ đô la Mỹ. Sự thông qua điều khoản này ứng với nỗi lo sợ nhiều hơn nữa của giới mậu dịch tự do Canada về việc Mỹ đang vun đắp cho một khuynh hướng bảo hộ mậu dịch vì nền kinh tế của nó đang suy thoái và khiến cho bao nhiêu người phải thất nghiệp.

Harper phát biểu “Chúng tôi mong Hoa Kỳ làm đúng các nghĩa vụ quốc tế của họ.”, “Tôi không thể nhấn mạnh chúng ta làm việc đó quan trọng đến mức nào”

Còn một điểm bất đồng nữa việc Hoa kỳ yêu cầu tăng cường an ninh sau sự kiện 11 tháng 9 dọc theo biên giới của hai quốc gia đã làm cho việc qua lại biên giới trở nên khó khăn hơn. Harper cho rằng không cần ai dạy Canada bài học về khoản đó: “Từ 9/11 đến nay, chúng ta không chỉ đầu tư rất nhiều về an ninh và an ninh dọc theo biên giới của chúng ta, mà ngay cả quan điểm của chính phủ này cũng rất rõ ràng: Hiểm hoạ đối với Hoa Kỳ cũng tức hiểm hoạ đối với Canada”.

Obama liên tục sử dụng phương pháp không đối đầu.

Về mậu dịch, ông tuyên bố rằng ông đã nói với Harper: “Tôi muốn phát triển mậu dịch chứ không phải thu hẹp mậu dịch”.

Về vấn đề Afghanistan, Obama đã tự ý nói rằng ông không yêu cầu thủ tướng phải cam kết thêm bất cứ điều gì về phía Canada. Chỉ có một nhúm quốc gia, trong có Canada, là đang kiên trì nỗ lực ở đó bằng cách chiến đấu ở các tỉnh miền nam và miền đông nguy hiểm của Afghanistan. Canada đã mất hơn 100 người ở Afghanistan, nên sẽ rút 2.500 lính tác chiến của họ ra khỏi miền nam đang bất ổn trong năm 2011.

"Chúng tôi chỉ muốn đảm bảo một điều là chúng tôi đã nói cảm ơn các bạn," Obama nói.

Tổng thống công bố đầu tuần này ông sẽ gởi thêm 17.000 binh sĩ Hoa Kỳ đến Afghanistan để tăng cường cho 33.000 binh sĩ đã có mặt ở đó. Đó chỉ là hơn một nửa số binh lính mà các chỉ huy Hoa Kỳ yêu cầu tăng thêm, và Obama vẫn còn bỏ ngỏ (vẫn chưa dứt khoát) về những lần tăng thêm quân cho đến khi việc xem xét chiến lược được hoàn tất vào cuối tháng ba.

Về vấn đề cát dầu, Obama có lẽ đã lấy được cảm tình của ông Harper khi gắn các vấn đề môi trường của nền kỹ nghệ Canada với những vấn đề của ngành than Hoa Kỳ.

Các viên chức trong ngành ước tính các bãi cát dầu ở miền bắc Alberta có thể cung cấp đến 175 tỉ thùng dầu, đưa Canada trở thành nước đứng thứ hai sau Saudi Arabia về trữ lượng dầu thô. Tuy nhiên, quy trình khai thác dầu tạo ra một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bị kết tội là gây ra sự thay đổi khí hậu. Các nhóm bảo vệ môi trường muốn Obama phản đối lại nỗ lực của Harper trong việc cho họ được miễn chấp hành những quy định đó.

Thay vì vậy, Obama lại tập trung vào ý tưởng phát triển phương pháp thu giữ các-bon nhằm góp phần biến các bãi cát thành nguồn năng lượng sạch, một công nghệ chưa được kiểm chứng rộng rãi và cũng chưa chắc có hiệu quả kinh tế để chôn khí thải độc hại xuống lòng đất.

Đề tài này tuy nhỏ nhặt nhưng lại là đề tài duy nhất có được sự nhất trí. Các nhà lãnh đạo nói rằng họ đã quyết định bắt đầu một cuộc đối thoại năng lượng sạch mới để xúc tiến công nghệ hạn chế các-bon và phát triển mạng lưới điện hiện đại.

Các Tổng thống gửi tín hiệu cho thấy lựa chọn về những chuyến công du quốc tế đầu tiên của họ, và với hành động đặt chân đến quốc gia này, Obama muốn cho thấy rằng năng lượng và Afghanistan là những vấn đề quan tâm hàng đầu của ông.

Nhưng với nền kinh tế Hoa Kỳ đang trong thời kỳ suy thoái không kiểm soát nổi, ông quyết định không ở lại lâu dù chỉ là ở lại để dùng bữa tối.

Công chúng Canada dường như không ngại mất mấy tiếng đồng hồ đi xe buýt để đến thủ đô tuyết phủ với hy vọng được nhìn Tổng thống Obama dù chỉ là nhìn lướt qua. Đám đông hàng trăm người bắt đầu tụ hp vào lúc 4h sáng tại quảng trường bên ngoài Quốc hội, hoan hô ầm ĩ khi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vẫy tay trong giây phút từ phía sau vách ngăn rồi mất hút vào bên trong với ông Harper. Trên lộ trình đi của đoàn xe hộ tống Obama, một người phụ nữ đã giơ lên tấm bảng “Vâng chúng tôi là Canada”, một ám chỉ bông đùa khẩu hiệu vận động tranh cử của Obama.

Chuyến công du của Obama cũng có một sơ suất nhỏ. Trong lúc xuất hiện bên cạnh Harper, Obama bắt đầu bày tỏ niềm vui lớn lao của ông khi được đến nơi ông định nói là “Iowa”, và rồi ông nhanh chóng sửa lại là “Ottawa”

Đây là ngày mang lại cho Tổng thống Obama kinh nghiệm đầu tiên về các nghi thức long trọng trong chuyến công du nước ngoài của một tổng thống.

Hai hàng cảnh sát đi ngựa hoàng gia Canada mặc áo choàng đỏ tươi đứng nghiêm trong màn tuyết lất phất ở phi trường. Obama được đại diện của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, Michaelle Jean, chào đón. Ông đã đưa Obama vào bên trong nhà ga để trò chuyện trong giây lát. Cũng trong phòng này, khi kết thúc chuyến viếng thăm của mình, Obama cũng đã gặp Michael Ignatieff, lãnh tụ của Đảng Tự do (đảng đối lập). Trong suốt chuyến đi của ông, quốc kỳ Hoa Kỳ luôn bay phất phới bên cạnh quốc kỳ Canada.

 
Đăng bởi:
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.